NHỮNG LƯU Ý KHI GỌI CỨU HỘ GIAO THÔNG
Phải nhờ đến cứu hộ là điều không mong muốn, nhưng nếu tài xế chuẩn bị những kiến thức cơ bản, vấn đề sẽ đơn giản hơn. Số lượng ôtô tăng lên cũng là lúc thị trường cứu hộ sôi động với nhiều đơn vị tham gia vào chuyên ngành này. Với các loại ôtô dưới 9 chỗ thì phổ biến nhất hiện nay là cứu hộ kiểu kéo và kiểu chở. Mỗi loại tương thích với từng trường hợp cụ thể. Thông thường khi gọi đến trung tâm cứu hộ, nhân viên tổng đài sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để phân loại xe, từ đó điều động loại phương tiện phù hợp. Vì thế, tài xế cần nắm vững về chiếc xe của mình.
Xe cứu hộ kiểu chở, phù hợp với những xe hai cầu.
Thông tin quan trọng đầu tiên là loại dẫn động. Những xe dẫn động một cầu có thể dùng được cả hai hình thức kéo hoặc chở. Trong khi xe dẫn động hai cầu dùng hình thức chở, tránh ảnh hưởng tới kết cậu của hệ dẫn động. Loại hai cầu cũng có thể dùng xe kéo nhưng phải có con lăn ở hai bánh còn lại, tránh cho bánh xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.
Nếu kéo dẫn động 2 cầu mà dùng cứu hộ kiểu kéo, bánh xe quay tác động lên bộ truyền động, hộp số. Do máy không nổ nên dầu bôi trơn không được cung cấp trong khi các chi tiết vẫn làm việc. Nếu để lâu sẽ gây nóng, mài mòn và có thể hỏng.
Tài xế nữ thường không biết xe mình thuộc loại nào. Một cách phổ quát nhất để nhận biết là các dòng sedan của Hàn Quốc, Nhật và Mỹ hầu hết sử dụng dẫn động một cầu ở bánh trước. Xe Đức dẫn động bánh sau. Những xe dẫn động hai cầu thường là thể thao đa dụng SUV hay một số dòng sedan mới đây của Audi. Một vài xe nhập khẩu còn gắn ngay hướng dẫn cách cứu hộ trên cửa kính.
Quan trọng thứ hai là mức độ của sự cố, mô tả hiện trường và đánh giá sơ bộ thiệt hại. Nếu va chạm tới mức gãy cầu hoặc bánh không đi được thì chắc chắc phải dùng loại kéo vì xe không thể di chuyển lên sàn chở.
Những thông tin trên cần được cung cấp chính xác và đầy đủ để cứu hộ được suôn sẻ. Anh Nguyễn Võ Việt của cứu hộ Khang Minh (Hà Nội) cho biết nhiều trường hợp phải điều tới hai loại xe cứu hộ vì khách hàng không nêu rõ thông số. Cả hai bên đều tốn thời gian còn cứu hộ thì thiệt vì cước chỉ tính một lần.
Ngoài ra, không phải tất cả các tình huống đều cần phải gọi cứu hộ. Những trường hợp bị lỗi “nguội”, không do tai nạn như xe đề không nổ, tài xế nên kiểm tra kỹ. Có những vụ xe cứu hộ xuống tới nơi mới phát hiện xe chỉ hết ắc-quy. Kỹ thuật viên đành đấu nối sạc bình, rồi quay về “tay không”. Trường hợp đó khách hàng hoàn toàn có thể có giải pháp khác mà không cần xe cứu hộ.
Xem tiếp các bài viết liên quan
- » Nghị định số 46/2016/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (19/07/2016)
- » Quy tắc nhường đường tài xế Việt thường nhầm (09/07/2016)
- » Ở ngã tư tại sao xe máy được ưu tiên đi trước? (14/03/2016)
- » 20 điều cơ bản cần biết khi lái ôtô (phần cuối) (14/03/2016)
- » 20 điều cơ bản cần biết khi lái ôtô (phần 1) (13/03/2016)
- » 9 bước thay bánh dự phòng (13/03/2016)
- » 58/2015/TT-BGTVT: Lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. (28/02/2016)
- » Kinh nghiệm lái xe số tự động lên đèo, xuống dốc (27/02/2016)
- » Mẹo thi bằng lái xe A1 (11/02/2016)
- » Đề thi bằng lái xe A1: Đề lý thuyết số 2 (11/02/2016)