9 BƯỚC THAY BÁNH DỰ PHÒNG
Các thao tác đơn giản giúp chủ xe chủ động thay lốp trong các tình huống không gọi được cứu hộ.
1- Chèn bánh
Ngoài bánh dự phòng, dụng cụ bạn cần mang theo là kích bánh, tuýp tháo và ống công. Trước khi thao tác hãy nhớ đỗ trên nền phẳng tại khu vực an toàn. Trong tình huống đỗ trên đường cao tốc cần đặt các dấu hiệu cảnh báo phương tiện khác. Chèn bánh hoặc kéo phanh tay ngăn hiện tượng xe di chuyển tự do.
2- Tháo tấm che vành
Tháo tấm chăn bùn |
Nếu tấm che này có ốc giữa hãy tháo rời chúng trước khi dùng tay giật mạnh. Trong tình huống tấm lắp chặt có thể dụng đầu nhọn tua-vít nẩy nhẹ.
3- Nới lỏng ốc siết
Quá trình nới lỏng mà chưa kích bánh nhằm tận dụng mô-men ma sát giữa bánh với đường, cân bằng với môn men vặn bu-lông. Tuýp thao ốc giữ vành thường là loại 21. Nới lỏng đai ốc bằng cách vặn theo chiều ngược kim đồng hồ. Các ốc chặt có thể phải dùng ống công tăng mô-men.
Để tận dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể hãy lựa để đặt ống công bên trái. Mô-men sẽ càng lớn khi lực vít vuông góc với cánh tay đòn. Cẩn trọng bởi tư thế này có thể bị tai nạn khi đai ốc bất ngờ nhả ra. Tuần tự nới lỏng đai ốc theo kiểu chữ “X” hoặc hình sao.
Thông thường bạn chỉ cần một nửa hoặc 2/3 vòng để ốc lỏng ra. Chú ý không thảo rời ngay các ốc để giữ bánh ở tư thế thẳng đứng, tránh làm xước vành, hoặc quá tải cho một số bu-lông.
4- Kích bánh
Kích bánh |
Các nhà sản xuất đều thiết kế núm nâng xe dưới gầm, vị trí này thường nằm phía trong, gần hai bánh. Nên đặt kích cần đảm bảo đủ cứng để nâng trọng lượng xe thay bánh. Khu vực nền yếu cần tìm vật lót: gỗ, gạch, đá… để giảm áp suất ép xuống nền. Điều chỉnh để kích đẩy lên chạm đúng núm, tiếp tục kích tới khi bánh nhấc khỏi mặt đất.
5- Tháo bánh
Quá trình nới lỏng trước giúp cho việc tháo từng ốc lúc này dễ hơn. Tỳ tay vào bánh để giữ nó ở tư thế thẳng đứng cho tơi khi tháo đai ốc cuối cùng. Dùng hai tay vừa nhấc vừa rút bánh khỏi các bu-lông. Nếu xe dùng loại vành đúc hợp kim hãy cẩn trong tránh làm trầy xước bề mặt.
6- Đặt bánh dưới gầm
Đặt bánh dưới gầm là lựa chọn tốt nhất. Nó sẽ trở thành vật chống xe trong tính huống sập kích, đồng thời không lăn ra ngoài khu mà các phương tiện khác đang chạy.
7- Lắp bánh dự phòng
Lắp bánh dự phòng vào mai ơ. Vặn đều và nặng tay các đai ốc theo trình tự hình sao hoặc chữ “X”.
8- Siết chặt ốc
Rút bánh mới tháo khỏi gầm, cất vào xe. Hạ kích từ tốn cho đến khi rời núm. Tiếp tục dùng lực siết đều các đai ốc. Tháo kích và cất gọn vào xe.
9- Lắp tấm chắn
Bước cuối cùng là lắp tấm chăn và đai ốc giữ nó.
Theo Vnexpress.net
Xem tiếp các bài viết liên quan
- » Nghị định số 46/2016/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (19/07/2016)
- » Quy tắc nhường đường tài xế Việt thường nhầm (09/07/2016)
- » Ở ngã tư tại sao xe máy được ưu tiên đi trước? (14/03/2016)
- » 20 điều cơ bản cần biết khi lái ôtô (phần cuối) (14/03/2016)
- » 20 điều cơ bản cần biết khi lái ôtô (phần 1) (13/03/2016)
- » 58/2015/TT-BGTVT: Lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. (28/02/2016)
- » Kinh nghiệm lái xe số tự động lên đèo, xuống dốc (27/02/2016)
- » Mẹo thi bằng lái xe A1 (11/02/2016)
- » Đề thi bằng lái xe A1: Đề lý thuyết số 2 (11/02/2016)
- » Đề thi bằng lái xe A1: Đề lý thuyết số 1 (11/02/2016)